Cuộc sống hàng ngày luôn biến đổi, khiến tâm trạng của chúng ta đôi khi thì lên cao, lúc khác thì lại trầm xuống.
Chúng ta đôi khi không tránh khỏi những lo nghĩ về cuộc sống.
Đôi khi chúng ta có những giây phút dễ thương, hạnh phúc với con. Xong cũng có lúc trẻ khiến chúng ta giận dữ, căng thẳng.
Nếu bố mẹ là một người yêu thích Yoga, có thể những lúc như vậy bố mẹ sẽ sử dụng ngay một vài kỹ thuật để làm dịu bản thân.
Và với những đứa trẻ, bố mẹ biết không?
Chúng ta cũng có thể giúp trẻ có một mức độ thoải mái và bình yên tương tự.
Bằng cách dạy cho trẻ một bài tập Pranayama đơn giản.
Hiểu về thế giới của trẻ
Trẻ có thể sử dụng kỹ thuật trấn tĩnh bản thân này bất cứ khi nào chúng cảm thấy tâm trạng đi xuống hoặc khi sợ hãi, giận dỗi.
Đây là bài tập tuyệt vời giúp trẻ có thể sử dụng để giảm căng thẳng và phát triển sự bình an nội tâm của trẻ.
Trước khi bắt đầu dạy trẻ bài tập này. Chúng ta cần hiểu về trẻ nhỏ trước:
Trẻ giới hạn về số lượng ngôn từ
Trẻ nhỏ thường quen với các từ thân thuộc.
Khi bố mẹ sử dụng ngôn từ người lớn để nói với trẻ. Đôi khi, trẻ có thể gặp khó khăn khi hiểu bố mẹ.
Vậy nên, bố mẹ cần sử dụng các từ rõ ràng, đơn giản. Các câu ngắn gọn và dễ hiểu.
Thời gian tập trung ngắn
Nếu bố mẹ muốn trẻ chú ý, bố mẹ cần phải tạo sự thu hút, khiến con muốn duy trì hoạt động đó.
Đây là một số gợi ý: Tạo một môi trường hấp dẫn, đặt các màu sắc sặc sỡ, thảm và gối tập.
Sử dụng các câu chuyện thú vị, tạo hình ảnh giàu trí tưởng tượng, thêm động vật, nhân vật hoạt hình trẻ yêu thích.
Sau đó bắt đầu thực hiện bài tập thở trong 2 phút.
Lặp lại để trở thành thói quen
Hãy biến các buổi hít thở chung của bố mẹ với trẻ trở thành thói quen hàng ngày và gắn chúng vào cùng một thời điểm trong ngày. Như vậy trẻ sẽ thấy dễ dàng hơn.
Bây giờ, bố mẹ đã hiểu trẻ hơn và đã nắm được một số kỹ thuật rồi đúng không?
Bắt đầu nào!!!
Hãy cùng cô Hoa trải nghiệm bài tập Pranayama đơn giản dưới đây nhé!
Lưu ý: Thích hợp cho trẻ trên hai tuổi, có thể kiên nhẫn ngồi trong một khoảng thời gian.
Khi bố mẹ thực hiện các bài thở, trẻ sẽ bắt đầu tò mò và muốn được bắt chước.
Hướng dẫn trẻ qua các bước bằng giọng nói, điều chỉnh tư thế của trẻ và giúp trẻ khi cần thiết.
1. Ngồi ở tư thế thoải mái trên ghế, trên gối hoặc trên sàn nhà.
2.Thư giãn mặt, để tất cả các cơ mềm hoàn toàn.
3. Thư giãn hai tay trong lòng.
4. Thả vai xuống nhẹ nhàng, thư giãn.
5. Sau đó hít thở sâu và chậm, mỉm cười. Đừng cố gắng kiểm soát hơi thở, hãy để hơi thở đi vào một cách tự nhiên.
6. Từ từ hít vào và thở ra bằng mũi, đếm đến 5 với mỗi nhịp thở. Và nhớ đừng bao giờ nín thở. Tạo ra âm thanh vù vù có thể nghe được khi luồng không khí vào và ra (trẻ sẽ thích tạo ra âm thanh khi thở).
7. Bây giờ khi chúng ta hít vào, hãy từ từ nâng một tay lên. Khi thở ra, hãy từ từ thả tay xuống. Dần dần dẫn dắt trẻ qua những nhịp thở chậm và sâu hơn (cố gắng ít nhất 5 nhịp thở trong một lần ngồi).
Một số mẹo giúp tăng hiệu quả bài tập:
Kiên nhẫn. Một số trẻ ưa vận động có thể khó ngồi tập trung, hãy kiên nhẫn bắt đầu với thời gian ngắn. Hãy kiên trì và không nản lòng.
Phần thưởng ngay sau bài tập. Khuyến khích khi trẻ thực hiện được nhịp thở nào tốt bằng lời khen ngợi, bằng lời nói hoặc những cái đập tay chúc mừng và những cái vỗ tay.
Lựa chọn thời điểm thích hợp. Chọn thời điểm khi trẻ đã bình tĩnh hoặc thoải mái một chút. Giờ ngủ trưa, giờ đi ngủ hoặc sau bữa ăn là những lựa chọn tuyệt vời cho các buổi thở.
Hòa nhịp thở với một trò chơi nhỏ. Trẻ sẽ thử vài lần hít thở khi biết có phần thưởng xứng đáng. Hứa với trẻ một trò chơi hoặc một hoạt động vui vẻ trong quá trình diễn ra bài tập và sau mỗi bài tập thở.
Bài tập thở này có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày.
Chắc chắn không có kỹ thuật nào đơn giản mà tốt hơn để dạy trẻ, hơn là một công cụ tìm kiếm sức mạnh nội tâm và sự bình yên.
Một kỹ thuật nâng đỡ trẻ khi trẻ thất vọng, xoa dịu trẻ khi trẻ mất thăng bằng và dạy trẻ cách tự xoa dịu bản thân mình hàng ngày.