Ngày nay, chánh niệm khá phổ biến. Từ việc chú ý đến ăn uống. Nuôi dạy con có trách nhiệm.
Đến những hoạt động mà chúng ta dành nhiều sự tập trung cũng là một dạng của chánh niệm.
Chánh niệm giúp chúng ta cảm nhận được sự bình an ở những khoảnh khắc hiện tại. Bạn có biết rằng nếu dạy trẻ chánh niệm cũng mang lại những lợi ích tương tự.
Chánh niệm có phải là thiền định?
Đây là 2 từ mà bạn đã từng được nghe đến.
Vậy điểm khác nhau giữa thiền định và chánh niệm là gì?
Thiền định bao gồm 4 mức độ tập trung sâu với mục tiêu cuối cùng là làm cho tâm trí hoàn toàn tĩnh lặng.
Chánh niệm đơn giản là tập trung chú ý vào những khoảnh khắc hạnh phúc hiện tại.
Không lo lắng về tình trạng khó khăn, hay vấn đề hiện tại của mình.
Ý tưởng ở đây là sự chấp nhận, nhận thức rõ về những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi.
Giảm căng thẳng, kết nối cơ thể với tâm trí, hiện diện bản thân trong từng khoảnh khắc cuộc sống.
Đây là khái niệm cũng khá khó để nắm bắt đối với người lớn. Với trẻ nhỏ thì điều này còn khó hơn.
Tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải giải thích cho trẻ theo cách này.
Hãy dạy trẻ chánh niệm và cho trẻ thấy ý nghĩa của việc lưu tâm. Dưới đây là một số bài tập, bố mẹ có thể bắt đầu chánh niệm cùng trẻ.
Chánh niệm đối với trẻ em mầm non: Bài tập hít thở
Với trẻ chưa bắt đầu bước vào tiểu học, dạy trẻ chánh niệm có thể là một cách tuyệt vời để điều chỉnh cảm xúc và cung cấp một hình thức tự xoa dịu bản thân khi cần.
Việc dạy trẻ mầm non thực hành chánh niệm đã dần trở nên quan trọng.
Dạy trẻ các bài tập chánh niệm liên quan đến hít thở là một trong những cách dễ dàng nhất để giúp trẻ bình tĩnh.
Điều này đặc biệt hữu ích cho những đứa trẻ ở độ tuổi “khủng hoảng” và cho những người gặp khó khăn khi thoát khỏi cơn giận.
Khi con đang giận, hãy giúp con bình tĩnh bằng một chuỗi nhịp thở.
Để con bạn hít vào trong ba giây, giữ nó trong ba giây và thở ra trong ba giây.
Làm như vậy, trẻ phải làm chậm nhịp thở một cách có ý thức và làm dịu cơ thể.
Điều này giúp cải thiện tình trạng hiện tại của trẻ.
Với bài tập chánh niệm với hơi thở đơn giản này, bố mẹ đã tạo nền tảng cho trẻ có một tuổi thơ với sự cân bằng cảm xúc và kỹ năng ứng phó.
Trẻ từ 5 – 10 tuổi: Dạy trẻ chánh niệm bằng những bài tập thở theo chủ đề động vật, đồ vật
Khi ở trường, hầu hết thời gian trong ngày của trẻ được sắp xếp, thậm chí gây áp lực, tập trung vào các kết quả cụ thể.
Có rất ít sự quan tâm đến cảm xúc của học sinh.
Nhiều học sinh gặp phải căng thẳng và lo lắng mà không có cách nào để đối phó với nó.
Kỹ thuật chánh niệm cho trẻ – “Hơi thở” có thể vừa tiếp thêm sức mạnh vừa giúp tĩnh tâm.
Chúng rất thích hợp cho buổi trưa để mang lại sự tỉnh táo cho cơ thể và tâm trí.
Các bài tập tĩnh tâm cũng rất tốt để giáo viên thử sau giờ giải lao.
Đối với các ngày nghỉ, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ chánh niệm bằng cách trải nghiệm với con mình:
– Hơi thở của ong vò vẽ: Hít vào bằng mũi, sau đó mím môi và ngâm nga khi bạn thở ra. Bằng cách tạo ra một cảm giác trong miệng, sự chú ý sẽ hướng đến điểm đó và tâm trí trở nên tĩnh lặng hơn.
– Hơi thở Sư tử: Là một hơi thở tràn đầy sức mạnh. Cho bọn trẻ thở bằng miệng và sau đó lớn tiếng thở ra với tất cả không khí trong khi thè lưỡi, như thể chúng là một con sư tử đang gầm.
Bằng cách hít sâu và thở ra đầy đủ, trẻ sẽ loại bỏ không khí cũ trong cơ thể và tiếp nhận không khí trong lành, dẫn nguồn năng lượng tích cực đến cơ thể của trẻ.
Độ tuổi thanh thiếu niên: Thả lỏng cơ thể nhiều hơn
Đây là những năm mà căng thẳng và lo lắng có thể trở nên trầm trọng. Có rất nhiều áp lực đối với lứa tuổi thanh thiếu niên.
Họ phải học tốt ở trường, tránh xa rắc rối và suy nghĩ về giai đoạn tiếp theo.
Đồng thời cố gắng đối phó, cân bằng với những thay đổi đang diễn ra trong cơ thể chúng.
Đây là một trong những thời điểm quan trọng nhất để hướng dẫn trẻ thực hành chánh niệm.
Ở độ tuổi này, trẻ em ít quan tâm đến những bài tập thở với chủ đề động vật, đồ vật. Nhưng họ sẽ quan tâm những hoạt động thư giãn sau một ngày học.
Một trong những hoạt động có thể giúp họ. Nằm xuống và thả lỏng cơ thể.
Sau đó, bắt đầu với thư giãn đôi bàn chân.
Sau đó, hãy chú ý đến từng bộ phận cơ thể, truyền hơi thở đến từng vùng trên cơ thể.
Bao gồm các vùng trên cơ thể có căng thẳng như bụng, vai, cổ và mặt.
Đây là một kỹ thuật giúp thư giãn. Nó có thể dẫn họ đến một không gian yên tĩnh hơn. Nơi họ có thể đơn giản nằm xuống và thở – và đó là chánh niệm.
Độ tuổi thanh thiếu niên: Thực hành chánh niệm hàng ngày
Chúng ta có thể khuyến khích họ chú tâm hơn trong bất kỳ hoạt động nào mà họ tham gia.
Họ có thể nắm bắt được ý tưởng về sự hiện diện bản thân và cách mà nó giúp họ đối phó với căng thẳng.
Hướng dẫn họ cách tập trung khi chơi thể thao, chạy, đi bộ, nghỉ ngơi,… có thể khiến những hoạt động này trở nên thú vị hơn.
Ngay cả khi họ đang làm điều gì đó không thích như bài tập về nhà.
Bằng cách hướng dẫn họ chấp nhận khoảnh khắc đó.
Hướng họ đến sự tập trung mà không mơ mộng đang đi chơi với bạn bè.
Điều này sẽ dễ dàng giúp trẻ quản lý tốt bản thân mình và ít căng thẳng hơn.
Trẻ trong giai đoạn này có thể làm quen những phương pháp chánh niệm dành cho người lớn.
Dạy trẻ chánh niệm bằng cách giới thiệu một phương pháp thực hành đơn giản, nhất quán.
Nó là một cách tuyệt vời để giúp họ thành công trong cuộc sống.
Nếu bố mẹ có con trong độ tuổi này. Hãy hướng dẫn con kết nối với bản thân mình nhiều hơn, dành sự quan tâm đến con.
Hướng dẫn con một kỹ thuật chánh niệm. Để con có thể tự quản lý cảm xúc của mình tốt hơn nhé
Qua bài viết này, bố mẹ đã nắm được những lợi ích của việc dạy cho trẻ chánh niệm, cách dạy hơi thở chánh niệm cho trẻ như thế nào?
Cũng như cách dạy chánh niệm cho trẻ ở các lứa tuổi. Chúc ba mẹ có thể áp dụng vào việc dạy con trong chánh niệm một cách hiệu quả.
…
Học Viện Yoga Kids Việt Nam GYS Tiên Phong Đưa Bộ Môn Yoga Kids Vào Trường Học
Địa Chỉ: Số 273 Bồ Đề, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 096 232 6691
Email: hotro@hocvienyogakids.com
Fanpage: https://www.facebook.com/HocVienYogaKidsVietNamG