Phương Pháp Thở Bụng Thú Vị Trong Yoga Kids

Trong Yoga, chúng ta thở chủ yếu bằng mũi (cả hít vào và thở ra) và chúng ta sử dụng bụng của mình nhiều nhất có thể. 

Nếu bố mẹ quan sát trẻ nằm ngửa. Bố mẹ sẽ thấy dạ dày của trẻ nở ra khi chúng hít vào và thư giãn khi thở ra. 

Đó là hơi thở được thực hiện bằng phương pháp thở bụng.

Hơi thở bằng bụng trong Yoga Kids

Hơi thở bằng bụng là hơi thở tự nhiên của chúng ta.

Theo thời gian, nhiều người trong chúng ta bắt đầu thở chủ yếu bằng ngực mà quên cách thở bằng bụng.

Vì phổi của chúng ta có phần giống hình tam giác và có phần rộng hơn ở phía dưới nên khi chúng ta chỉ thở bằng ngực thì hơi thở của chúng ta sẽ rất nông.

Ngoài ra, bởi vì có nhiều không gian hơn ở đáy phổi, có nhiều túi khí hơn (phế nang) ở đó để nhận oxy từ không khí và đưa nó vào máu của chúng ta.

Nên hơi thở được thực hiện bằng phương pháp thở bụng là rất cần thiết.

Nó giúp xoa dịu các cơ quan nội tạng và trái tim. Đây thực sự là cách thở có hiệu quả hơn nhiều.

Hơi thở và hệ thống thần kinh có kết nối với nhau

Thêm một lý do quan trọng nữa mà chúng ta nên luyện hít thở bằng bụng. Tất cả chúng ta đều có hai hệ thống thần kinh song song trong cơ thể.

Thứ nhất là hệ thần kinh phó giao cảm: Nó hoạt động khi chúng ta ở trạng thái thoải mái, dễ chịu và tự nhiên. Thứ hai là hệ thống thần kinh giao cảm: Nó được hoạt động khi chúng ta ở trạng thái bị đe dọa, sợ hãi và căng thẳng.

Cả 2 hệ thống phó giao cảm và giao cảm khi hoạt động đều có mặt tốt.

Hệ thống phó giao cảm giúp chúng ta đạt được sự thư thái.

Còn hệ thống giao cảm báo hiệu cho chúng ta biết rằng đã đến lúc chúng ta cần điều chỉnh lại cảm xúc của mình hoặc ngăn chúng ta làm những việc nguy hiểm.

Hệ thần kinh giao cảm hoạt động để bảo vệ bạn khỏi nguy hiểm

Khi hệ thống thần kinh phó giao cảm hoạt động, chúng ta sẽ tự nhiên thở bằng bụng. Mặc khác, khi hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động thì chúng ta sẽ thở bằng lồng ngực.

Đối với hầu hết đứa trẻ từ 0 – 6 tuổi, bố mẹ thấy chúng rất hồn nhiên, vô tư đúng không?

Và khi để ý bố mẹ sẽ thấy trẻ hầu hết thời gian thở bằng bụng.

Đối với người lớn chúng ta, việc thở có thể kiểm soát. 

Tuy nhiên đôi khi chúng ta cứ thở bằng lồng ngực và bị mắc kẹt trong hệ thần kinh giao cảm.

Nên chúng ta cứ cảm thấy căng thẳng, lo lắng mặc dù chúng ta ở trạng thái an toàn.

Đây là lý do quan trọng nhất mà chúng ta nên thở theo cách này.

Tập phương pháp thở bụng đơn giản là để kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, giúp chúng ta trở lên hài hòa và cân bằng cảm xúc hơn.

Đối với trẻ 0 – 6 tuổi, điều này diễn ra một cách tự nhiên.

Nhưng khi rơi vào độ tuổi trên 6 tuổi thì trẻ thường bắt đầu quên cách thở bằng bụng.

Vì vậy dạy trẻ cách thở đúng trở thành một phần rất quan trọng của các lớp học.

Một số kỹ thuật giúp trẻ quen với phương pháp thở bằng bụng

Dưới đây là các bài tập thở trong Yoga dành cho lứa tuổi từ 5 tuổi trở lên, để dần thuần thục việc tập thở cơ bụng:

1. Hình dung đến hình ảnh quả bóng bay 🎈

Ngồi hoặc nằm ngửa, đặt tay lên bụng để thực sự cảm thấy bụng đang chuyển động theo nhịp thở.

Khi hít vào, hãy phồng bụng lên như một quả bóng bay, làm cho nó to ra.

Khi thở ra, làm xẹp quả bóng bay, ép bụng và ép hết không khí ra ngoài…

2. Đặt tay lên bụng để cảm nhận

Đây là cách để trẻ quen dần với việc tập hít thở bằng bụng.

Thở hết không khí ra khỏi phổi và đặt lòng bàn tay lên bụng với các đầu ngón tay chạm vào bụng.

Bây giờ khi hít vào, hãy quan sát xem bụng khiến các đầu ngón tay tách rời ra sao.

Khi thở ra và đưa bụng xẹp xuống, cảm nhận các đầu ngón tay lại chạm vào nhau.

Điều này sẽ giúp trẻ tập trung kiểm soát nhịp thở.

3. Thực hành phương pháp thở bụng bằng cách đặt một đồ vật trên bụng

Nằm ngửa và đặt một cuốn sách, gối Yoga hoặc bất kỳ vật cố định nào khác trên bụng.

Khi hít vào, dùng bụng nâng vật lên và khi thở ra, hạ vật xuống.

Bố mẹ cũng có thể dạy trẻ thử bài tập này với tư thế nằm sấp và chống lưng hoặc thử ở các tư thế Yoga khác như tư thế cái bàn hoặc con cá.

Bố mẹ sẽ dễ dàng nhận ra hơi thở từ bụng khi có vật đè lên.

4. Đặt đầu hoặc tay của nhau lên bụng

Áp dụng cho lớp học, theo cặp hoặc theo nhóm. Gối đầu vào bụng người trước.

Khi hít vào, hãy nâng đầu bạn bè lên. Khi thở ra, hãy hạ đầu họ xuống.

Đây là cách tập hít thở bằng bụng đơn giản có thể áp dụng tại lớp học.

5. Tập thở bụng đúng cách bằng “ĐẨY BỤNG”

Hãy thử với một nhóm hoặc theo cặp.

Người thứ nhất đứng và thực hành thở bằng bụng. Trong khi người còn lại đứng và đặt lòng bàn tay của họ trên bụng của người thứ nhất.

Áp lực tăng thêm lên phần bụng giúp trẻ hiểu cách di chuyển bụng để thở bằng cơ hoành.

6. Thực hành phương pháp thở bụng bằng cách ngồi tựa lưng với nhau

Đây là một trong những cách để thở bằng bụng thú vị và hiệu quả.

Hãy ngồi tựa lưng theo cặp, hít thở sâu và cố gắng cảm nhận hơi thở của đối phương.

Khi bạn hít vào, hãy để cơ thể nở ra và cao lên. Khi bạn thở ra, hãy để cơ thể nghỉ ngơi và thư giãn (không thả lỏng người).

Cố gắng phối hợp nhịp thở và hít thở cùng một nhịp. Bài tập này cũng giúp phát triển nhận thức nhiều hơn về hơi thở.

7. Cảm nhận hơi thở

Nghỉ ngơi trong “tư thế em bé”, đặt tay lên lưng hoặc đặt ở hai bên.

Hít thở đủ sâu để cảm thấy cơ thể đang chuyển động. Cảm nhận bụng đang nở ra và chạm vào đùi.

Bố mẹ có thể dạy trẻ thử và cảm nhận cách hơi thở di chuyển vào cơ thể qua các tư thế khác.

Đây là phương pháp luyện thở bụng cũng rất thú vị.

8. Trải nghiệm với hơi thở Lửa

Đây là một bài tập cổ xưa, giúp chúng ta làm sạch phổi và đường dẫn khí.

Nó giúp tăng cường cơ bụng, nạp vào cơ thể lượng oxy nguồn năng lượng kỳ diệu.

Ngồi thẳng lưng và hít vào thật sâu bằng mũi, tưởng tượng có vật gì đó mắc kẹt trong mũi.

Đồng thời thở ra thật mạnh để đưa nó ra khỏi đó. Lặp lại, tăng dần tốc độ hơi thở.

Tập trung vào quá trình thở ra nhưng nhớ thả lỏng bụng sau mỗi lần thở ra để không khí trong lành tràn vào cơ thể.

Sau khoảng 30 lần lặp lại, hãy hít thở sâu và giữ hơi thở trong vài giây trước khi thở ra và nghỉ ngơi.

Trẻ nhỏ cũng có thể làm điều này, nhưng chúng không cần phải làm một cách hoàn hảo. 

Và bố mẹ cũng có thể thực hiện sử dụng hơi thở Lửa trong các tư thế khác nhau. Ví dụ như Tư thế con cá hoặc Tư thế con cua.

Và một điều cuối cùng quan trọng: Hãy trải nghiệm và tận hưởng niềm vui trong những giây phút đó.

Trên đây, GYS đã chia sẻ đến bạn một số bài tập thở bằng bụng.

Hy vọng những điều này đã giúp bạn nắm được phần nào về phương pháp hít thở bằng bụng.

Và biết cách luyện thở đúng cho bạn thân và cho trẻ. Namaste…